Tên lửa đẩy N1
Tên lửa đẩy N1

Tên lửa đẩy N1

Bản mẫu:Infobox rocket/PayloadN1/L3 (viết tắt của cụm từ Ракета-носитель Raketa-nositel', "Carrier Rocket"-"Tên lửa mang"; Cyrillic: Н1)[3] là một loại tên lửa đẩy siêu trọng của Liên Xô. Tên lửa N1 là câu trả lời của Liên Xô đối với tên lửa đẩy Saturn V của Mỹ và được thiết kế để đưa tàu vũ trụ có người lái của Liên Xô lên Mặt trăng và xa hơn nữa,[4] các nghiên cứu phát triển tên lửa được tiến hành từ năm 1959.[5] Tầng đẩy đầu tiên của N1/L3 là tầng đẩy mạnh mẽ nhất mà con người từng chế tạo,[6] nhưng cả bốn lần phóng tên lửa N1 Block A tầng đẩy này đã liên tục gặp lỗi nghiêm trọng do sử dụng cụm 30 động cơ đẩy, cùng với một hệ thống dẫn nhiên liệu và chất ô xy hóa rất phức tạp mà chưa từng gặp trong thử nghiệm trước đó.[7]Chương trình N1-L3 được thiết kế để cạnh tranh với chương trình Apollo của Mỹ, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng, sử dụng cùng một phương pháp quỹ đạo điểm hẹn Mặt trăng. Tên lửa đẩy N1 có ba tầng đẩy, có nhiệm vụ mang theo tải trọng Mặt trăng L3 vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp cùng với hai phi hành gia. Tải trọng L3 có một tầng động cơ đẩy, giúp đẩy module đi theo quỹ đạo chuyển tiếp Mặt trăng; một tầng đẩy khác giúp điều chỉnh quỹ đạo khi tàu ở giữa hành trình, và một bộ phận đáp xuống bề mặt mặt trăng, một tàu đổ bộ LK mang theo một phi hành gia; và tàu chỉ huy trên quỹ đạo Soyuz 7K-LOK có khả năng chở hai phi hành gia, bằng tàu này, các nhà du hành vũ trụ sẽ quay trở lại Trái đất.N1-L3 được phát triển gấp rút, việc phát triển bắt đầu từ tháng 10 năm 1965, gần bốn năm sau tên lửa Saturn V. Dự án bị ảnh hưởng đáng kể sau khi Tổng công trình sư Sergei Korolev qua đời năm 1966. Cả bốn lần phóng thử tên lửa N1 đều thất bại, với vụ phóng thử thứ hai trở thành một thảm họa, khi tên lửa rơi trở lại bệ phóng ngay sau khi vừa bay lên, gây nên một vụ nổ có thể coi là vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất trong lịch sử. Chương trình N1 bị đình chỉ vào năm 1974, và chính thức bị hủy bỏ vào năm 1976. Tất cả các chi tiết về các chương trình đưa người lên mặt trăng của Liên Xô đều được giữ bí mật cho đến khi Liên Xô chuẩn bị sụp đổ vào năm 1989.[8]

Tên lửa đẩy N1

Thành công 0
Tổng số lần phóng 4
Chiều cao 105,3 mét (345 ft)[1]
Chức năng Tên lửa đẩy có người lái/Tên lửa đẩy hạng siêu nặng
Các nơi phóng LC-110, Baikonur
Khối lượng 2.750 tấn (6.060.000 lb)
Nước xuất xứ Liên Xô
Chuyến bay cuối cùng ngày 23 tháng 11 năm 1972
Hiện trạng Failed, canceled
Đường kính 17 mét (56 ft)[2]
Hãng sản xuất OKB-1
Số tầng 5
Chuyến bay đầu tiên ngày 21 tháng 2 năm 1969
Thất bại 4